Ngày 11 tháng 12 năm 2020, POSCO tuyên bố rằng họ sẽ đạt đươc mức độ trung tính Carbon vào năm 2050.
Các nhà sản xuất thép toàn cầu đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm xóa bỏ các định kiến về họ khi mang danh hủy hoại môi trường. Sản xuất thép được coi là một trong những ngành phát thải lớn nhất các chất gây ô nhiễm môi trường như khí nhà kính và bụi mịn.
Hiệp hội Thép thế giới cho biết vào ngày 17 tháng 1, sản xuất một tấn thép tạo ra trung bình 1,85 tấn carbon dioxide. Các công ty thép chiếm 25% lượng khí thải Carbon dioxide so với tổng khí thải các công ty toàn cầu. Trong đó, Hàn Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. POSCO (81,48 triệu tấn) và Hyundai Steel (22,24 triệu tấn) là hai công ty phát thải carbon dioxide hàng đầu ở Hàn Quốc vào năm 2019.
Chính phủ các nước trên thế giới nói rằng không thể nhân nhượng cho hoạt động sản xuất thép nữa. Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch áp dụng thuế biên giới carbon bắt đầu từ năm 2023. Điểm mấu chốt là áp dụng tiền phạt đối với hàng hóa nhập khẩu do các công ty thải ra nhiều carbon sản xuất. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, cũng được cho là đang xem xét áp đặt thuế quan bổ sung đối với các sản phẩm từ các công ty và quốc gia có lượng khí thải carbon cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Giá thép mới nhất 2021
Một giải pháp thay thế được các công ty thép tìm thấy là sản xuất thép bằng hydro. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2020, POSCO thông báo rằng họ sẽ đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050 bằng cách giảm mạnh lượng khí thải carbon thông qua phương pháp sản xuất thép hydro. Điều này có nghĩa là công ty sẽ sử dụng hydro, không phải than, để sản xuất thép. Thiết lập chuỗi cung ứng hydro là điều cần thiết để sử dụng phương pháp luyện thép khử hydro. POSCO có kế hoạch tham gia sản xuất hydro xanh bằng cách bắt tay với nhà sản xuất quặng sắt của Úc Fortescue Metal Group (FMG).
ArcelorMittal, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, cũng đang có kế hoạch giới thiệu phương pháp sản xuất thép hydro. Công ty này đã quyết định áp dụng phương pháp bơm hydro từ khí than cốc vào lò nung cho Nhà máy thép Asturias ở Tây Ban Nha. Khí cốc là sản phẩm phụ của quá trình luyện thép. Vào năm 2022, công ty sẽ thành lập một nhà máy xác minh sản xuất thép bằng hydro ở Đức.
Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản cũng đang có kế hoạch chạy thử nhà máy sản xuất thép sử dụng hydro lớn nhất thế giới ở châu Âu vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo nhận định từ Mysteel, việc luyện thép sử dụng hydro sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm sẽ bị cao vì khí hydro hiện nay đắt hơn các loại nguyên liệu đốt khác. Còn Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới lại tỏ ý tránh né phương pháp sản xuất thép này.
>>> Xem thêm: Giá thép giao dịch tại Trung Quốc duy trì đà tăng bất chấp tình hình Covid căng thẳng