Covid – 19 vẫn chưa đi qua nhưng hậu quả nó mang lại từ đầu năm 2020 đến nay vẫn không thể nào kể hết. Toàn bộ nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng, trong đó ngành thép cũng không tránh khỏi các biến cố lớn.
Cuộc cải cách tái định vị ngành thép châu Á sau đại dịch Covid-19
Khủng hoảng Covid đã tái định vị lại các ngôi sao ngành thép Châu Á.
Hàng loạt các ông lớn ngành thép Châu Á hiện đang phải đóng cửa các cơ sỏ có chi phí cao và giảm công suất của chúng do nhu cầu théo bị trưng trệ không thẻ giải quyết vấn đề cung.
Cụ thể, tháng 7 vừa qua, nhà sản xuất thép Hoa Sen Group của Việt Nam đã đưa ra một thông bán trấn động rằng họ sẽ từu bỏ việc xây dựng khu liên hợp sản xuất trị giá 10 tỷ USD. Đây là dự án công ty đề xuất từ năm 2016 nhưng đến thời điểm hiện tại nhưng đã lệch khỏi chiến lược phát triển do không còn phù hợp.
Không chỉ Hoa Sen, các công ty ngành thép lớn khắp Châu Á từ Nippon Steel của Nhật Bản đến Posco của Hàn Quốc cũng đồng loạt thông báo đóng cửa các lò cao và xem xét lại các kế hoạch chi tiêu vốn của mình.
Cùng hồi tháng 7, Posco – một trong những công ty sản xuất thép Hàn Quốc lớn nhất thế giới theo giá thị trường đã thông báo sẽ đóng cửa mội lò tại công trường Pohang - nơi có thể sản xuất tới 1,3 triệu tấn thép mỗi năm, tương đương 3% tổng công suất của Posco. Công ty cũng công bố doanh thu bị giảm đến 16% trong quý II vừa qua.
Còn tại Nhật, sản lượng thép dự kiến trong năm nay sẽ thấp hơn 80 triệu tấn - đây là mức sụt giảm lớn nhất trong suốt 52 năm qua tại quốc gia này. JFE Steel, công ty sản xuất thép số 2 của Nhật Bản, vào tháng 3 vừa qua đã tuyên bố sẽ đóng cửa một lò cao vào năm 2023 để cắt giảm 13% công suất sản xuất.
Nhìn chung, các biến cố trong ngành thép Châu Á chủ yếu mang tính tiêu cực ngoại trừ thị trường Trung Quốc. Trung Quốc luôn là thị trường hàng đầu thế giới, tính trong năm 2019, sản lượng thép đạt mức kỉ lục, chiếm hơn 53% tổng nguồn cung toàn thế giới.
Thị trường thép Trung Quốc đã dần phục hồi
Sau khủng hoảng đại dịch, Trung Quốc tăng cường thúc đẩy nhu cầu trong nước, phục hồi nhờ kích thích kinh tế do chính phủ dẫn đầu và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, thị trường thép Trung Quốc đã phục hồi một cách nhanh chóng. Trong tháng 7, sản lượng thép của Trung Quốc đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 93,36 triệu tấn, đây mà mức sản lượng hàng tháng cao nhất được ghi nhận.
Tập đoàn thép Baowu của Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu nước này lần đầu tiên sẽ trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới trong năm nay, vượt qua ArcelorMittal, gã khổng lồ châu Âu từ lâu đã thống trị thị trường toàn cầu. Chen Derong, chủ tịch Tập đoàn thép Baowu gần đây đã công bố kế hoạch 5 năm của mình, công ty sẽ đầu tư 2,8 tỷ USD vào tỉnh Hồ Bắc.
Nhu cầu thép tăng cao, Trung Quốc càng nhập nhiều quặng sắt thì các công ty châu Á khác bắt đầu chịu tỷ suất lợi nhuận thấp, do giá nguyên liệu thô leo thang và giá sản phẩm giảm. Điều này thể hiện việc sau đại dịch xảy ra đã củng cố thêm vị thế thống trị của Trung Quốc trên thị trường thép toàn cầu.
Với sự rút lui của một số doanh nghiệp lớn ngành thép và sự tăng trưởng mở rộng sản xuất ở Trung Quốc cho thấy rằng đại dịch đã thay đổi vận mệnh của các nhà sản xuất thép.
Trước sự tồn tại của nhiều yếu tố tiêu cực như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19, đã có rất nhiều ông lớn ngành thép châu Á phải điều chỉnh lại quy mô sản xuất hay thay đổi chiến lược phát triển. Tuy nhiên, nếu công ty nào vượt qua được giai đoạn này, rất có thể nó sẽ nổi lên như một ngôi sao sáng trong khu vực.
>>> Xem thêm: Thị trường thép Trung Quốc với nhiều kỳ vọng phát triển trong nửa cuối năm nay
>>> Cập nhật: Bảng giá sắt thép tại Steel Online
Steelonline - Mang thành công đến bên bạn
Tư Vấn Miễn Phí
Mr. Đức Anh: 082 410 4567
Mr. Tùng Dương: 092 173 2666
Mr. Trung Nguyên: 076 911 6698
Trụ sở chính:
Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, T.P Hà Nội
Văn phòng TP Hồ Chí Minh: 27 Đường số 16, Phường An Phú, T.P Thủ Đức, T.P Hồ Chí Minh, Việt Nam