Theo đánh giá của Công ty chứng khoán ACBS, giá thép bình quân tháng 1/2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phái nguyên liệu tăng khoảng 20%.
Trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc tê liệt vì Covid
Kênh CNBC của Mỹ đưa tin làn sóng Covid-19 khiến Trung Quốc phải phong tỏa tỉnh Hà Bắc quanh các khu vực nhiều nhà máy thép, hạn chế khả năng giao hàng. Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới và phân tích cho thấy Hà Bắc đóng góp hơn 20% tổng sản lượng.
Việc vận chuyển thép bằng xe tải bị tạm dừng ở Hà Bắc khiến đường sắt là lựa chọn duy nhất còn lại. Các tuyến đường bị phong tỏa dẫn đến số lượng lớn thép bị chất đống ở những nhà máy thép. Các công trường xây dựng và sản xuất đều bị ảnh hưởng lớn trong thời gian này.
Giá thép quay lại đà tăng
Theo báo cáo cập nhật của CTPC Chứng khoán ACBS, giá thép đang quay lại đà tăng do nhu cầu tiêu thụ thép từ Trung Quốc tăng mạnh. Do đó, các doanh nghiệp thép của Trung Quốc có động lực tăng sản lượng bất chấp việc giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng mạnh không kém.
Giá thép HRC giao dịch trên sàn Thượng Hải đã vượt mốc 700 USD/tấn cao nhất trong 3 năm trở lại đây và duy trì giao dịch tại vùng giá trên 700 USD/tấn.
Với sự tăng giá nguyên liệu đầu vào đã góp phần vào việc tăng giá thép thành phẩm, chủ yếu đến từ việc tăng giá của quặng sắt. Nguồn cung quặng, lượng quặng sắt xuất đu từ Brazil trong tháng vừa rồi đã rơi xuống dưới mức 30 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 5/2019.Mặt bằng giá quặng cao có thể được duy trì trong thời gian tới khi mà nguồn cung quặng có thể sẽ còn tiếp tục giảm.
Báo cáo của ACBS chỉ ra rằng, Vale – nhà khai thác quặng lớn nhất thế giới – đã cắt giảm mạnh sản lượng khai thác trong năm 2020 do chưa thể khai thác bình thường kể từ vụ việc vỡ đập năm 2019. Công ty này cũng đang đặt một kế hoạch sản lượng thận trọng cho năm 2021. Việc sản lượng quặng bị cắt giảm đáng kể cộng với nhu cầu từ Trung Quốc đã khiến cho giá quặng sắt trên thị trường tăng mạnh.
Tham khảo: Bảng giá sắt thép Việt Nam hôm nay
Theo chứng khoán ACBS, sự gia tăng chi phí sản xuất thép cũng được xoa dịu một phần nhờ vào việc giảm giá than. Nhu cầu than trên thế giới đã giảm mạnh trong 2 năm qua. Cơ quan năng lượng thế giới ước tính nhu cầu than trong năm 2020 đã giảm khoản 5% khi nền kinh tế thế giới bị đình trệ do ảnh hưởng dịch covid-19.
Công ty chứng khoán ACBS nhận định rằng với giả định nền kinh tế thế giới có thể phục hồi trở lại trong năm 2021, giúp làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện và hoạt động công nghiệp, báo cáo của IEA cũng chỉ dự báo mức tăng 2,6% cho nhu cầu than trên toàn thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á sẽ chiếm đa số trong sự tăng trưởng nhu cầu này, trong khi Mỹ và Châu Âu sẽ lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu trong một thập kỷ nay. Tuy nhiên tổng nhu cầu than cho năm 2021 vẫn được dự báo thấp hơn năm 2019 và có thể thấp hơn nếu nền kinh tế thế giới không phục hồi như kịch bản mà IEA đề ra.
Theo đánh của chứng khoán ACBS, giá thép bình quân của tháng 1/2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phí nguyên vật liệu chỉ tăng khoảng 20%. Các doanh nghiệp sản xuất thép lớn trên quốc tế có thể được hưởng lợi từ sự chênh lệch này.
Cổ phiếu thép lên cao mọi thời đại
Sau phiên giao dịch ngày 22/1/2021, cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen có thời điểm vượt 27.000 đồng/cp cao nhất mọi thời đại, cao gấp 5 lần đáy xác lập vào tháng 4/2020. Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát duy trì ở mốc 44.000 đồng/cp mặc dù quỹ PENM đang bán 66 triệu cổ phiếu, cổ phiếu NKG của Nam Kim giao dịch ở vùng 16.850 đồng/cp, cao gấp 3 lần đáy.
Trong quý I niên độ 2020 – 2021, Tập đoàn Hoa Sen lãi 572 tỷ đồng, đặt kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ đồng, tăng 30% thực hiện niên độ trước. Hoa sen đang hướng tới trở thành nhà phân phối nội thất bên cạnh việc sản xuất tôn.
Tập đoàn Hòa Phát dự kiến, lò cao số 4 Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, đánh dấu sự hoàn thành toàn bộ hai giai đoạn đầu tư dự án, chính thức đưa công suất thép thô của Hòa Phát lên mức 8 triệu tấn/năm.
Với sản lượng thép thô này, Hòa Phát ước tính đặt sản lượng 4,6 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm trong năm 2021, qua đó nâng thị phần lên 40%, tương đương mức tăng 7% so với 2020. Hòa Phát cũng được hưởng lợi khi giá HRC đang ở mức 700 USD/tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2020.
Như vậy, ngành thép được dự báo ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ dẫn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thép đồng loạt tăng cao. Cá doanh nghiệp thép lớn đều đưa ra ước tính sản lượng năm 2021 cao hơn từ 5% - 7% so với năm trước.
Steel Online cung cấp sắt thép xây dựng chất lượng
Khách hàng có thể đến mua hàng trực tiếp tại các trung tâm kinh doanh của Steel Online hoặc có thể đặt hàng qua hotline.
Trụ sở chính
27 đường số 16, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng Hà Nội
Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tư vấn miễn phí hotline:
Mr. Đức: 082 410 4567
Mr. Duy Anh: 098 398 8009
Mr. Mạnh: 076 911 6698
Xem thêm: Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép của Việt Nam