Thời gian phục vụ : Thứ Hai đến Chủ Nhật, 8am - 6pm

logo

Steelonline - Mang thành công đến bên bạn.
Steelonline luôn luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng những giá trị đích thực đó là "Thép thật và giá thật"

Lấy báo giá thép ngay Lấy báo giá thép ngay
Tư vấn miễn phí

Phía Bắc

Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, T.P Hà Nội

Phía Nam

27 Đường số 16, Phường An Phú,
T.P Thủ Đức, T.P Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thời gian phục vụ:
Thứ Hai đến Chủ Nhật, 8am - 6pm

Năm 2020: Ngành thép suy yếu, ảm đạm hay chính là đòn bẩy cho các doanh nghiệp thép phát triển?

Năm 2020: Ngành thép suy yếu, ảm đạm hay chính là đòn bẩy cho các doanh nghiệp thép phát triển?

Năm 2020 với đầy biến động của thị trường thép Việt. Tính trong 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ngành thép thua nỗ trầm trọng bởi ảnh hưởng của Covid 19, thị trường thép Việt chưa bao giờ ảm đạm đến thế. Tình hình kinh doanh sản xuất chỉ được vực dậy kể từ tháng 8 năm 2020, khi kinh tế xã hội đã ổn định hơn nhờ các nỗ lực khống chế dịch bệnh của chính phủ, lúc này ngành thép mới chính thức bước vào giai đoạn tăng tốc phục hồi.

Chỉ số ngành thép Việt Nam suy yếu

Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, ngành thép Việt liên tục ghi nhận các chỉ số tăng trưởng âm:  sản xuất giảm 6,9%, và sản lượng bán hàng giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái; đặc biệt, xuất khẩu thép các loại đạt 2,28 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng loạt doanh nghiệp thép báo lỗ trong các quý tài chính, hoạt động sản xuất bị trì trệ do đợt giãn cách xã hội bởi Covid 19. 

Chỉ đến tháng 8/2020, mức sản xuất và tiêu thụ ngành này mới thục sự tăng trưởng trở lại, các doanh nghiệp bắt đầu có các chính sách phục hồi sau khủng hoảng. Kết quả cho thấy tình hình kinh doanh sản xuất trong tháng 8 có những kết quả khả quan, sản xuất và bán hàng lần lượt tăng 11,36% và 5,88% so với tháng 7 trước đó, tăng những 12,6% và 13,9% so với cùng kỳ năm 2019; xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh 8,81% so với tháng 7 và 29,9% so với cùng kỳ 2019. 

Càng về các tháng cuối năm, các doanh nghiệp ngành thép càng tăng tốc mạnh. Chỉ sau hơn 3 tháng phục hồi, sản lượng sản xuất và bán hàng trong 11 tháng đầu năm 2020 đã cải thiện đáng kể, sản xuất thép đã tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng bán chỉ âm 0,9% so với cùng kỳ 2019 và xuất khẩu thép các loại cũng đã rút ngắn khoảng cách so với cùng kỳ năm trước xuống còn giảm 2,8%. 

Không chỉ dừng lại ở việc sản lượng sản xuất và bán hàng chênh lệch mà biến động kinh ngạc ngành thép phải nhắc đến giá cả. Chỉ sau chưa đầy ba tháng gần cuối năm, giá thép trong nước đã tăng chóng mặt song song cùng sức phục hồi. So với thời điểm giá thép ổn định nửa đầu năm 2020 (bình quân ở mức hơn 11.000 VNĐ/kg) thì tính đến thời điểm hiện tại gần kết thúc năm, giá thép đã tăng những gần 4.000VNĐ/kg gần chạm mức giá kỷ lục kể từ năm 2017 và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng cho đến đầu năm 2021. 

Giải thích cho sự tăng giá đột ngột các sản phẩm thép là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục, đặc biệt là giá quặng sắt. Các tháng gần đây, nguyên vật liệu sản xuất thép còn càng trở nên khan hiếm do nhu cầu lớn quá mức từ phía Trung Quốc - thị trường sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất trên thế giới. Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào này đã gây biến động lớn cho giá thép nội địa dẫn đến các phiên tăng giá liên tiếp. Không chỉ vậy, nó còn gây tình trạng thiếu hụt hàng hóa thép trầm trọng so với nhu cầu thép ngày càng lớn của nước ta. 

Cũng sau khủng hoảng Covid -19 mà đường đua thị phần ngành thép với nhiều sự thay đổi rõ rệt. Năm 2020, Hòa Phát vẫn ở vị trí dẫn đầu nhưng thị phần không chỉ dừng lại ở mức 26% (năm 2019) mà đã tăng lên đến hơn 32% trong năm nay. Doanh nghiệp Hòa Phát càng khẳng định vị thế của mình khi liên tục báo cáo lợi nhuận ròng và những tăng trưởng, phát triển vượt bậc bất chấp tình hình dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế. 

Thị phần ngành thép thay đổi biểu hiện đặc biệt rõ ràng ở thị trường phía Nam. Theo ghi nhận bởi chứng khoán Rồng Việt, tại thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ của Hoà Phát (HPG) đã tăng 77% nhờ sản lượng dồi dào với mức giá cạnh tranh từ Khu liên hợp Gang thép Dung Quất. Ngược lại, doanh số của Pomina và Vinakyoei đã giảm lần lượt 24% và 10% tại miền Nam, mặc dù Posco SS rời mảng thép thanh và để lại dư địa đáng kể dành cho các nhà sản xuất khác.

Tham khảo: Bảng giá sắt thép xây dựng

(Ghi chú: Vòng trong: 2019; vòng ngoài: 11T 2020)

Năm 2020 còn là năm với nhiều điểm nhấn cơ hội cho doanh nghiệp ngành thép. Các hiệp định CPTPP, EVFTA… liên quan đến việc gỡ bỏ loạt thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu. EU hiện đang là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu các sản phẩm thép của Việt Nam nhờ hiệp định EVFTA.

Với nhu cầu về cơ sở hạ tầng, nhà xưởng trong nước ngày càng lớn, các dự án đầu tư công tập trung hoàn thiện sau thời gian dài đình trệ do đại dịch cùng những thị trường mới đầy tiềm năng, cơ hội thì dự đoán, 2021 sẽ là một năm vô cùng triển vọng cho ngành thép Việt Nam. 

Đơn vị phân phối sắt thép xây dựng Steel Online

 Khách hàng có thể đến mua hàng trực tiếp tại các trung tâm kinh doanh của Steel Online hoặc có thể đặt hàng qua hotline.

Trụ sở chính

27 đường số 16, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Hà Nội

Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội 

Tư vấn miễn phí hotline:

Mr. Đức: 082 410 4567

Mr. Duy Anh: 098 398 8009 

Mr. Mạnh: 076 911 6698
Xem thêm: Xuất nhập khẩu tháng 11/2020 Việt Nam -Lào: xuất khẩu chính sắt thép các loại

Theo Steelonline

Đăng nhập

Tại sao phải đăng nhập? Điều này sẽ giúp chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn. Tìm hiểu thêm tại đây
Đăng ký một tài khoản Đăng ký một tài khoản