Sự phục hồi mạnh mẽ ngành thép trong thời gian gần đây kéo theo đó là các biến động không ngừng của thị trường thép trong và ngoài nước. Thời gian gần đây, thị trường thép Việt Nam đã có biến động mạnh mẽ với nhiều đợt thông báo tăng giá của những ông lớn ngành thép xây dựng.
Biến động giá thép - Doanh nghiệp Việt không đủ đáp ứng cung cầu
Cụ thể, trong tháng 11 vừa qua đã chứng kiến hàng loạt phiên tăng giá lớn của các doanh nghiệp sản xuất thép.
Ngày 21/11, nhiều nhà máy sản xuất thép đồng loạt thông báo tăng giá đối với sản phẩm thép xây dựng: thép Mỹ (VMS), Việt Ý, Việt Úc, Tung Ho, Thép Úc và thép Việt Đức; mức giá biến động chủ yếu tăng trong khoảng 200đ- 300đ/kg thép cuộn hoặc thép cây.
Biến động tăng giá thép vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Sau đó 1 tuần, ngày 28/11/2020, một số nhà máy sản xuất khác tiếp tục phát đi thông báo tăng giá. Đáng chú ý là ông lớn thép Việt Nhật đã “mạnh tay” nâng giá thép 500đ/kg thép xây dựng, mức tăng vượt hơn hẳn so với mức tăng 200đ/kg của các doanh nghiệp sản xuất thép khác trên thị trường. Bên cạnh đó, ngày 28/11/2020, thép Việt Ý cũng thông báo tăng 200đ/kg đối với sản phẩm thép cây và thép cuộn.
Nguyên nhân thép xây dựng không đủ đáp ứng
Nguyên nhân được cho là do giá phôi thép tăng cao đồng thời các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác cũng đều tăng giá
Được biết từ đầu tháng 11 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã tăng mạnh trung bình khoảng 500.000VNĐ – 800.000VNĐ/tấn so với giá tháng trước.
Bước sang đầu tháng 12, cuộc chạy đua tăng giá của những ông lớn ngành thép vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mở màn cho phiên tăng giá thép đầu tháng 12 là thông báo tăng giá bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (3/12/2020) của một loạt các nhà máy sản xuất thép xây dựng lớn: Hòa Phát, Việt Đức, Tisco, Kyoei, Thép Úc và thép Việt Ý. Mức tăng điều chỉnh giao động từ 200-300đ/kg thép xây dựng thành phẩm.
Lý giải cho biến động tăng giá dồn dập của những ông lớn ngành thép trong thời gian qua là do giá nguyên liệu đầu vào tăng nên các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán để cân đối chi phí sản xuất.
Tham khảo: Giá sắt thép
Ngoài ra, theo nhận định của những chuyên gia trong ngành, lượng thép tồn kho hiện tại của các nhà máy thép còn không nhiều, vì vậy họ chủ động tăng giá bán để duy trì lượng hàng bán cho đến hết năm.
Giá tăng, lượng thép ở nhà máy không đủ đáp ứng dẫn tới tình trạng dồn ứ đơn hàng ở các đại lý. Đồng thời, hiện tại cũng là thời điểm cuối năm, các nhà thầu cũng như chủ đầu tư đang gấp rút hoàn thiện dự án xây dựng cho kịp tiến độ nên nhu cầu mua thép cho công trình của khách hàng dự án là rất lớn. Thực trạng trên đã đặt ra bài toán cần được gấp rút đưa ra lời giải cho các đại lý phân phối thép xây dựng như Steelonline: nhanh chóng đưa ra phương án điều tiết đơn hàng, đảm bảo có hàng kịp thời cung cấp cho công trình cũng như cân đối việc mua hàng từ các nhà máy.
Xem thêm: Hòa Phát: sản lượng thép thô tháng 11 đạt 5,2 triệu tấn, tăng gấp đôi cùng kì