Kể từ khi Covid-19 xuất hiện tại Trung Quốc thì xu thế giá thép trên thị trường thế giới và Trung Quốc đi xuống khiến giá trong nước xuống sâu. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải hạ giá thấp hơn song số lượng tiêu thụ cũng rất ít. Giờ đây Trung Quốc lại tăng mức hoàn thuế với các sản phẩm thép, tạo điều kiện cho các DN của họ linh hoạt hơn để giảm giá hơn nữa, càng làm khó cho thị trường thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngành Thép Việt Nam đang gặp khó khăn
Trung Quốc là quốc gia hàng đầu trong việc sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới, nhưng kể từ khi Covid - 19 xuất hiện thì xu thế giá thép của Trung Quốc và thế giới đi xuống. Số lượng tiêu thụ cũng ít đi. Hơn nữa, Trung Quốc áp dụng chính sách tăng mức hoàn thuế với các sản phẩm thép để tạo lợi thế cho doanh nghiệp giảm giá hơn nữa, điều này càng làm khó thị trường quốc tế trong đó có Việt Nam.Trước nền kinh tế ảm đạm trong bối cảnh Covid-19, ngành thép cũng không tránh khỏi phải đối mặt với các khó khăn. Điển hình, trong ba tháng đầu năm 2020, Sản lượng sản xuất và bán hàng nội địa lần lượt đặt mức tăng trưởng âm 6% và 12,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sự ngưng trệ các ngành sản xuất sử dụng thép công nghiệp xây dựng, hạ tầng cơ sở, ô tô, xe máy… và sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước.
Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt hơn 5.728.408 tấn (giảm 6%), bán hàng thép các loại đạt 5.034.580 tấn (giảm 12,4%), xuất khẩu thép các loại đạt 1.024.908 tấn (giảm 21,3%) so với cùng kỳ quý I/2019.
Đối với thép xây dựng, lượng hàng xuất bán trong quý I/2020 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 ở mức 15% trong đó xuất khẩu giảm 14% và tiêu thụ nội địa giảm 16%. Trong tháng 3/2020, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép đều giảm như quặng sắt giảm 6 USD/tấn; giá thép phế giảm khoảng 30 - 35 USD/tấn so với đầu tháng 02/2020; giá phôi thép Đông Nam Á giảm mạnh 40-50 USD/tấn. Giá bán thép trong nước hiện ở mức bình quân khoảng 11.000 - 11.400 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do tác động của Covid -19, dịch bệnh khiến cho các ngành sản xuất sử dụng thép bị trì trệ: công nghiệp xây dựng, hạ tầng cơ sở, ô tô, xe máy,... Nhu cầu giảm mạnh, không bán được hàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu các chi phí như lãi ngân hàng, lưu kho, bảo quản,...khiến hiệu quả làm việc của các doanh nghiệp thép giảm sút, thậm trí phát sinh lỗ.
Trước tình hình đó, Hiệp hội thép Việt Nam đã có những kiến nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp giãn, kéo dài thời hạn các khoản nợ đồng thời giảm lãi suất giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Hiệp hội cũng quán triệt, chỉ đạo các công tác phòng chống dịch tại nơi là việc, công tác y tế được thực hiện đúng theo quy trình và hướng dẫn của bộ y tế.
Nhìn chung, tình hình ngành thép Việt Nam sẽ ngày càng gặp khó khăn khó khăn hơn không những do dịch bệnh mà còn do sự ép giá của các sản phẩm thép Trung Quốc. Đồng thời ngành xây dựng Việt Nam cũng đang mùa thấp điểm dù dịch bệnh có được kiểm soát vào tháng 4.
Tham khảo: Bảng giá sắt thép xây dựng hôm nay
Steel Online -Đại lý phân phối sắt thép xây dựng uy tín
Khách hàng có thể đến mua hàng trực tiếp tại các trung tâm kinh doanh của Steel Online hoặc có thể đặt hàng qua hotline.
Trụ sở chính
27 đường số 16, An Phú, Quận 2, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Văn phòng Hà Nội
Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Tư vấn miễn phí hotline:
Mr. Đức: 082 410 4567
Mr. Duy Anh: 098 398 8009
Mr. Mạnh: 076 911 6698
Xem thêm: Thị trường thép Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020