Do việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Thép Việt bị nhiều quốc gia chú ý.
Cụ thể thời gian qua, ngành thép Việt Nam bị dính vào nhiều vụ kiện tụng phòng vệ thương mại. Những vụ kiện này chủ yếu đến từ các nước trọng điểm trong xuất khẩu thép của Việt Nam như Mỹ, EU, các nước trong khu vực ASEAN và có cả Liên minh Kinh tế Á- u. Các vụ kiện chủ yếu xoay quanh vấn đề chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế,...
Như trong tháng 2, Uỷ ban về phá giá và trợ cấp Thái Lan đưa quyết định áp thuế bán phá giá (từ 6,97%-51,61%) cho các sản phẩm ống dẫn bằng sắt, thép Việt Nam. Cùng thời điểm, cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) điều tra thấy các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá các sản phẩm thép chống ăn mòn với biên độ từ 36,3% - 91,8%. cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) ra thông báo áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm này.
Cũng trong tháng ba, Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm ống và ống dẫn bằng thép có xuất xứ từ Việt Nam. Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) cũng khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ (tôn mạ) có xuất xứ từ Việt Nam. Trung tuần tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ cũng khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo Steelonline.vn tìm hiểu, trong số 22 vụ việc bị nước ngoài điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, sản phẩm thép bị khởi kiện nhiều nhất với 6 vụ, chiếm tỷ lệ 30%. Đa số các vụ việc điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép đều do Mỹ tiến hành, trong đó, riêng với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) và thép cán nguội (CRS), Mỹ đã điều tra tổng cộng 5 vụ.
Đáng chú ý, trong tất cả các vụ việc điều tra, Mỹ đều kết luận thép CORE và CRS của Việt Nam được sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ đang lẩn tránh các biện pháp PVTM mà Mỹ đang áp dụng.
Vậy nên, doanh nghiệp thép cần tìm hiểu rõ cơ chế
Trên thực tế, tại các thị trường khó tính nếu phát hiện các hành vi bán phá giá, lẩn tránh thuế, sai quy tắc tiêu chuẩn xuất xứ,... thì Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt rất nặng, có nhiều trường hợp Doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ thị trường xuất khẩu này.
Vậy nên, doanh nghiệp thép cần tìm hiểu rõ cơ chế
Để phòng ngừa và xử lý các vụ kiện Phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp nên tìm hiểu các cơ chế, quy định và thủ tục điều tra Phòng vệ thương mại của các nước xuất khẩu để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp với các thị trường này. Đây cũng là khuyến cáo của Cục Phòng vệ thương mại.
Bộ Công Thương mới đây cũng chỉ rõ, qua trường hợp Mỹ áp thuế chống lẩn tránh đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam là hành động nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi các biện pháp PVTM đang áp dụng. Sản phẩm thép được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam, hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ các nguồn khác sẽ được phép sử dụng cơ chế khai báo để hưởng miễn trừ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế.
Do đó, kết luận của các vụ việc chống lẩn tránh không tác động đáng kể đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp thép chủ động phát triển được các ngành thượng nguồn (sản xuất nguyên liệu đầu vào).
Do đó, các vụ kiện trên vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới nếu các doanh nghiệp chủ động phát triển, chủ động sản xuất nguyên liệu đầu vào.
>> Xem thêm: Giá thép thế giới 20/7: Giảm 3.700 CNY/tấn.