Sau một thời gian dài khủng hoảng do đại dịch Covid-19, thì nhu cầu thép của các ngành công nghiệp liên quan tăng đột biến, điều này dẫn đến giá thép tăng cao, tăng 15% trên thị trường quốc tế. Điều này đã gây nhiều lo ngại cho các doanh nghiệp sản xuất ngành công nghiệp phụ thuộc.
Cụ thể, giá thép trên thị trường New York tăng từ 815 USD lên 890 USD trong vòng chưa đầy nửa đầu tháng 8. Gía thép tại Trung Quốc cũng tăng từ 3.300 lên 3.800 Nhân dân tệ trong vòng ba tháng qua. Tương tự giá thép ở Ấn Độ cũng đang trên đà tăng. Nửa đầu tháng 8, giá phôi thép tại Ludhiana đã tăng từ 31.500 Rupee lên 34.500 Rupee.
Giá tăng cao khiến cho các doanh nghiệp độc quyền về sản phẩm quyết định xuất khẩu càng nhiều càng tốt để thu lại lợi ích tối đa, thì các nhà sản xuất trong nước lại đối mặt vơi nhiều gánh nặng không chỉ về việc khan hiếm hàng hóa mà các sản phẩm thép có sẵn với giá cao cắt cổ.
Ngoài ra, sự tăng giá này tắc động trực tiếp lên các ngành tiêu thụ thép như xe đạp, dây buộc, phụ tùng ô tô, máy công cụ, phần cứng và dụng cụ cầm tay. Đặc biệt, lĩnh vực xây dựng ảnh hưởng lớn nhất do phải đối mặt với sức nóng của việc tăng giá làm chi phí ngày càng tăng cao.
Tại Ấn Độ, song song với sự tăng giá các sản phẩm thép thì giá phế liệu cũng tăng cao, tăng từ 24.000 Rupee lên 28.000 Rupee/tấn trong cùng kỳ. Phế phẩm là nguyên liệu không thể thiếu trong việc sản xuất thép. Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp thép của nước này chủ yếu dựa vào phế phẩm trong nước và chỉ một số lượng nhỏ phế phẩm nhập khẩu. Điều này dẫn đến các nhà máy thép không còn lựa chọn nào khác là tăng giá. Một nguyên nhân khác của sự tăng giá thép tại nước này đó là do giá thép tại Trung Quốc tăng cao trong thời gian vừa qua.