Thời gian phục vụ : Thứ Hai đến Chủ Nhật, 8am - 6pm

logo

Steelonline - Mang thành công đến bên bạn.
Steelonline luôn luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng những giá trị đích thực đó là "Thép thật và giá thật"

Lấy báo giá thép ngay Lấy báo giá thép ngay
Tư vấn miễn phí

Phía Bắc

Số 18 Lô N07A, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, T.P Hà Nội

Phía Nam

27 Đường số 16, Phường An Phú,
T.P Thủ Đức, T.P Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thời gian phục vụ:
Thứ Hai đến Chủ Nhật, 8am - 6pm

Thăng hoa trong năm 2020, triển vọng nào cho cỏ phiếu ngành thép trong năm 2021?

Thăng hoa trong năm 2020, triển vọng nào cho cỏ phiếu ngành thép trong năm 2021?

Năm 2020 được dự đoán cổ phiếu ngành thép có triển vọng sẽ phân hóa rõ rệt khi các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép như Hoa Sen hay Nam Kinh đối mặt với nhiều bất lợi.

 Mặc dù nửa năm đầu 2020, Việt Nam đối mặt với dịch bệnh Covid-19 nhưng cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen đã gây ấn tượng với mức tăng gấp đôi. Đồng thời, NKG của Công ty CP Thép Nam Kinh cũng ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 122%.

Cổ phiếu POM của Công ty Cổ phần Thép Pomina dù nằm trong diện cảnh báo nhưng vẫn ghi nhận lợi suất tăng trưởng tới 145% trong năm 2020.

Theo những số liệu trên có thể thấy được sự những yếu tốt tích cực từ dòng tiền chung của thị trường nhưng giá trị trị cốt lõi để đấy giá cổ phiếu thép tăng cao trong năm vừa qua chính là kết quả trong kinh doanh. Số liệu tháng 9/2020 đã cho thấy thép Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kinh ghi nhuận mức tăng lợi nhuận trước thuế lần lượt là 47%; 213% và 81% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Công ty CP thép Pomina đã giảm lỗ từ 251 tỷ đồng xuống còn 128 tỷ đồng, riêng quý III đã có lãi suất 16 tỷ đồng.

Số liệu mới được cập nhật từ Tập đoàn Hòa Phát cho thấy những dấu hiệu tích cực trong quý IV/2020. Đặc biệt, riêng tháng 12/2020 thép xây dựng Hòa Phát đạt mức sản lượng 319.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng phôi thép ghi nhận 90.000 tấn và sản lượng xuất khẩu đạt 59.000 tấn.

Nhờ đó vị trí thị phần số 1 ngành thép Việt Nam của Hòa Phát vẫn được giữ vững với khoảng 33% tăng 6% trong năm 2020. Cùng trong năm 2020 thép Hòa Phát lần đầu tiên đạt mức kỷ lục trên 5 triệu tấn, trong đó thép xây dựng thành phẩm Hòa Phát chiếm 3,4 triệu tấn tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng phôi thép cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt mức 1,7 triệu tấn, thép cuộn cán nóng (HRC) của Tập đoàn Hòa Phát cũng đạt gần 700.000 tấn, tính riêng tháng 12 là 171.000 tấn.

Sau những thuận lợi năm 2020, Năm 2021 liệu có tiếp tục “dễ dàng” cho ngành thép Việt Nam hay không?

Theo báo cáo chiến lược đầu tư năm 2021 của Công ty chứng khoán VNDirect nhận định rằng ngành vật liệu xây dựng sẽ là ngành được hưởng lợi nhất trong xu hướng thúc đẩy đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng năm 2021.

Công ty chứng khoán này dự đoán rằng lượng tiêu thụ vật liệu xây dựng đặc biệt là thép xây dựng năm 2021 sẽ tăng mạnh vào khoảng 10 - 12% nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư cùng với thị trường bất động sản hoạt động mạnh mẽ trở lại.

VNDirect ước tính giá nguyên vật liệu đầu vào năm 2021 sẽ giảm như giá quặng sắt sẽ giảm xuống 85 USD/tấn( 10,5%). Tuy nhiên, giá than cốc và giá thép phế liệu bình quân sẽ tăng khoảng 135 USD/tấn (12,5%) và 280 USD/tấn(3%). 

Đáng chú ý, theo cách nhìn nhận của các chuyên gia, các doanh nghiệp thép xây dựng có thể giành thêm thị phần trong năm tới.

Báo cáo cho biết mặc dù dịch Covid-19 đã phủ bóng lên thị trường ngành thép Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 nhưng các nhà sản xuất thép lớn với khả năng định giá, sở hữu tài chính tốt cùng lợi thế sản xuất theo quy mô đã nắm bắt cơ hội để giành lấy thị phần.

Công ty chứng khoán VNDirect kỳ vọng sản lượng tiêu thụ đối với sản phẩm tôn mạ sẽ tăng 7 – 10% nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI.

Tuy nhiên, Nhóm chuyên gia của VNDirect cũng cho rằng 2 tập đoàn Hoa Sen và Nam Kim sẽ gặp khó khăn trong năm nay do tình trạng dư cung và sự gia nhập của các doanh nghiệp mới sẽ dẫn đến cạnh tranh về giá.

Theo chuyên gia VDSC dự báo mảng thép phẳng sẽ thay đổi đáng kể khi các nhà máy sản xuất trong nước cải thiện năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu HRC nội địa. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát sẽ sản xuất khoảng 3 triệu tấn trong năm nay và trở thành nhà sản xuất tôn mạ , ống thép có năng lực và tự chủ nguyên liệu duy nhất. Đây là lợi thế để doanh nghiệp này chủ động giành thị phần.

Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia cũng lo ngại với dự đoán trên cũng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất khác sẽ phải đối mặt với cục diện khắc nghiệt chưa từng có khi phải chịu thêm tình huống phải cạnh tranh với chính nhà cung cấp nguyên liệu của mình.

Ngoài VNDirect và VDSC, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng có quan quan điểm cho rằng các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép như Hoa Sen hay Nam Kinh đều phải đối mặt với nhiều rủi ro với triển vọng tăng trưởng.

Từ những số liệu và dự báo trên, có thể thấy ngành thép trong năm 2021 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ vào xu hướng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên vẫn sẽ có nhiều rủi ro khi ngành xây dựng trong nước vẫn nhiều tác động tiêu cực.

 

Theo vietnamfinance

Đăng nhập

Tại sao phải đăng nhập? Điều này sẽ giúp chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn. Tìm hiểu thêm tại đây
Đăng ký một tài khoản Đăng ký một tài khoản