Là dự án đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, cao tốc Bến Lức – Long Thành có tác động lớn tới kinh tế xã hội của TP HCM và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Sau khi đi vào sử dụng sẽ kết nối giao thông Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ, kết nối trực tiếp đến nhiều hệ thống cảng biển và đặc biệt là Sân bay quốc tế Long Thành. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng, khởi công vào tháng 7/2014, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Dự án có chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Được thiết kế với tiêu chuẩn cao tốc loại A gồm 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h. Với chiều dài 57,8km, tuyến đường đi qua ba tỉnh: Long An, TP.HCM, Đồng Nai và được chia làm 2 đoạn: Đoạn An Phú - Vành đai II và đoạn Vành đai II - Long Thành - Dầu Giây. Bắt đầu khởi công từ tháng 7/2014.
Tiến độ dự án Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Dự án có 6 nút giao cắt và lối thoát. Các điểm giao cắt giữa cao tốc với nhiều tuyền đường ở TP HCM hiện nay vẫn còn nhiều đoạn bị đứt quãng, chưa thể đấu nối với nhau. Điểm đầu của cao tốc đi qua địa bàn huyện Bến Lức – Long An có chiều dài gần 5km sẽ kết nối với cao tốc TP HCM – Trung Lương. Hiện tại, các nhánh đường dẫn vào cao tốc vẫn đang được thi công.
Nhưng do các vướng mắc về nguồn vốn thi công và khó khăn trong giải phóng mặt bằng nên hiện tại gần như mọi hoạt động của công trình đến nay đã ngừng hoạt động.
Cụ thể, đại diện chủ đầu tư Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết mọi hoạt động của dự án đã gần như dừng lại sau khi chưa được điều chỉnh gia hạn tiến độ thực hiện, vốn nước ngoài chưa được bố trí. Các khó khăn vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công của công trình đó là: Trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; gia hạn một số Hiệp định vay vốn của ADB đã hết hạn; phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư…
Nhu cầu vốn cho dự án năm 2019 – 2020 cần 121,5 tỷ đồng vốn đối ứng và 298,5 tỷ đồng vốn nước ngoài, theo báo cáo kế hoạch vốn đầu tư của VEC. Tuy nhiên năm 2019 chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công cho các gói thầu JICA, VEC chuyển về Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn 2016 – 2020 nên cần báo cáo Thường vụ Quốc hội.
Còn đối với tiến độ thực hiện dự án, do chủ đầu tư VEC và Bộ Giao thông Vận tải không có hợp đồng dẫn đến không có các chế tài xử phạt rõ ràng cho việc chậm tiến độ dẫn đến các tồn tại làm chậm tiến độ hoàn thành dự án.
Hơn nữa, theo Bộ GTVT, đến nay công tác giải phóng mặt bằng cho dự án vẫn chưa hoàn thành để bàn giao lại cho các nhà thầu thi công theo đúng kế hoạch.
Theo chia sẻ của đại diện chủ đầu tư dự án cho biết, việc xử lý đền bù giải tỏa bị kéo dài chủ yếu chủ yếu chờ tòa án các cấp thụ lý, xét xử vì có một số hộ đã khởi kiện ra tòa do tranh chấp trong nội bộ gia đình từ năm 2015-2017. Thế nhưng đến nay tòa án vẫn chưa giải quyết được trường hợp nào. Còn các trường hợp khác chủ yếu liên quan đến chính sách tái định cư và đơn giá bồi thường.