Vừa qua Thủ tướng chính phủ mới phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến Cao tốc 115km từ Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) đến Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) với tổng vốn là 20.939 tỷ đồng.
Theo thiết kế, tuyến đường có tổng chiều dài là 115km, nền đường rộng 17m gồm 4 làn xe cơ giới, tốc độ thiết kế đạt 80km/h, với đoạn đạ hình khó khăn là 60km/h. Trong đó 52km tuyến đường đi qua địa bàn huyện Tràng Định, huyện Văn Lang của tỉnh Lạng Sơn, đoạn đi qua tỉnh Cao Bằng có chiều dài khoảng 63km (đi qua huyện Quảng Hoà, huyện Hòa An, huyện Thạch An, huyện Trùng Khánh (huyện Trà Lĩnh cũ) và TP. Cao Bằng).
Sơ đồ tuyến cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng
Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam; kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và quốc lộ 34, thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.
Với mức đầu tư dự kiến là 20.939 tỷ đồng, theo hình thức PPP. Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2020 đến năm 2024, xây dựng 93km từ Lạng Sơn đến huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Giai đoạn 2 dự kiến sau năm 2025, đầu tư xây dựng tiếp 22km đến cửa khẩu Trà Lĩnh.
Dự án sẽ chia thành 3 dự án thành phần: Thứ nhất là Dự án Văn Lãng - Thạch An có chiều dài 58km, vốn đầu tư 5,1 nghìn tỷ đồng; thứ 2 là dự án Thạch An - Quảng Hòa có chiều dài 21,3km, vốn đầu tư khoảng 2.700 tỷ; cuối cùng là dự án Quảng Hòa - TP. Cao Bằng có chiều dài 15,5km tuyến nối, 13,7km tuyến chính, tổng mức đầu tư hơn 4.600 tỷ.
Tuyến đường cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng được kỳ vọng trở thành tuyến đường giao thương hàng hóa từ cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi TRùng Khánh (Trung Quốc) – Khorgos (Kazakhstan) sang các nước châu Âu. Ngoài ra, tuyến đường còn góp phần rút ngắn thờ gian di chuyển từ Hà Nội đến Cao Bằng còn 2-2,5h thay vì 5-6h như hiện nay.