Cầu Thủ Thiêm 4 – Cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Dư án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và quận 7 đang la tâm điểm chú ý tại TP HCM – Đô thị lớn nhất cả nước hiện nay.
T.p Hồ Chí Minh - Đô thị lớn nhất Việt Nam những năm gần đây không ngừng phát triển với cơ sở hạ tầng liên tục được đầu tư xây dựng. Trong đó khu vực Thủ Thiêm rất được chú trọng phát triển với các tuyến đường mới liên tục được xây dựng, các tuyến đường cũ được mở rộng và nâng cấp.
Với mật độ dân cư ngày càng đông đúc và theo đà phát triển của kinh tế - xã hội, các công trình tầm cỡ như Cầu Thủ Thiêm 1,2,3,4 được ra đời.
Sau khi hoàn thành, Cầu thủ Thiêm 4 được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu đô thị mới Thủ Thiêm nói riêng và phía Nam Sài gòn nói chung, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa lượng giao thông di chuyển qua Quận 4 sang phía Quận 1 khi cư dân Quận 7 muốn di chuyển về trung tâm Quận 1.
Dự án Cầu Thủ Thiêm 4 được xây dựng để kết nối khu Đông và khu Nam Sài Gòn, cụ thể là Quận 2 và Quận 7. Tuyến đường bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, rồi nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4. Với tổng chiều dài gần 2,2 km, Rộng 28m, thiết kế với 6 làn xe và 2 lề lộ hành. Tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7, tĩnh không thông thuyền 80×10 m và vận tốc thiết kế 60 km/h.
Vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban quyết định về “Phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4”, UBND Tp giao nhiệm vụ cho Sở Quy hoạch Kiến trúc làm cơ quan tổ chức chức tuyển chọn phương án thiết kế phải đảm bảo tính hình tượng, thẩm mỹ và tính khả thi trong xây dựng (hạn chế việc di dời, giải tỏa nhà dân), phù hợp với hình tượng kiến trúc Việt Nam. Để xây dựng công trình này, dự kiến cầu sử dụng 16,7 ha đất trong đó 2,1ha phía Quận 2 và 14,6ha phía Quận 7.
Vị trí Cầu Thủ Thiêm 4
Năm 2015, liên danh 3 công ty bất động sản và xây dựng trong nước đã gửi văn bản cho Thành ủy và UBND TP HCM đề xuất được đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bằng hình thức đổi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên sau đó, TP HCM đã kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định liên danh này xây dựng cầu theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao). Do thay đổi về thủ tục đầu tư, đặc biệt là các thủ tục pháp lý liên quan khiến dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 chậm triển khai và đến nay phải thực hiện theo hình thức đấu thầu chọn nhà đầu tư. Cầu Thủ Thiêm 4 được xác định là một trong các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, cần ưu tiên đầu tư để từng bước hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu vực này.
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 sẽ được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao) cụ thể là thanh toán cho các nhà đầu tư bằng giá trị sử dụng đất của quỹ đất tại Khu đô thị Thủ Thiêm và các khu vực khác.
Liên danh 4 doanh nghiệp bắt tay hợp đầu đầu tư xây dựng Cầu Thủ Thiêm 4 gồm: CP phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty CP đầu tư và phát triển hạ tầng 620, Công ty CP phát triển xây dựng 168 và Công ty TNHH MTV phát triển Công nghiệp Tân Thuận.
Để đảm bảo tiến độ thi công của dự án, Các bên liên quan đang tiến hành di dời một số cảng về cảng nhà bè. Nhằm giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng, cầu Thủ Thiêm 4 được kiến nghị xây dựng với tĩnh không chỉ 10m nhưng điều này lại gây ảnh hưởng đến các cảng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. UBND Tp đã đưa ra kế hoạch điều chỉnh về quy hoạch cảng biển , cho di dời một số cảng Hiệp Phước với tổng diện tích khoảng 20ha nơi tiếp giáp với cảng Sài Gòn – Hiệp Phước. Trong đó có cảng Tân Thuận với tổng chi phí lên đến 3.500 tỉ đồng.