Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành thể hiện cường độ chịu lực của thép hay khả năng chịu lực của thép ứng với các “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng”. Có nhiều tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng để sản xuất như Tiêu chuẩn Việt nam TCVN, tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Nga vv.. Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau.
Ví dụ:
Tùy vào từng loại mác thép lại có những tính chất khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng riêng.
Các loại Mác thép thường được sử dụng dụng trong ngành xây dựng là:
Với thép xây dựng
Thép xây dựng là các loại thép thanh tròn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép: Các mác thép thường sử dụng CB 300-V, CB 400-V, CB 500- V, SD 295A, SD 390, SD 490,...
Trong đó:
CB là kí hiệu thể hiện “Cấp độ bền” của thép C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền. Đây là các kí hiệu tên gọi tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1651-2008; TCVN 1651-2019). Con số đằng sau (300,400,500) có ý nghĩa thể hiện cường độ của thép, trong kỹ thuật thường gọi là giới hạn độ chảy của thép.
Ví dụ: CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng nếu một cây thép có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N (24kg)
SD là kí hiệu theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS G3112- 2010), các con số đằng sau (295, 390, 490) có ý nghĩa thể hiện cường độ của thép, trong kỹ thuật thường gọi là giới hạn độ chảy của thép.
Thông thường, khi xây nhà hoặc làm công trình, bạn nên tham khảo cách lựa chọn sau đây:
+ Đối với nhà (nhỏ hơn 7 tầng): Chỉ cần sử dụng mác thép có cường độ thấp như: SD295 hoặc CB300. 2 loại mác thép xây dựng này có khả năng chịu lực tương đương nhau.
+ Đối với nhà cao tầng tầng ( >7 tầng): nên dùng các mác thép có cường độ cao hơn như: CB400 hoặc SD390. Thậm chí đối với các công trình lớn, nên dùng thép có cường độ cao hơn nữa như: CB500 hoặc SD490.
Bảng tra giới hạn chảy của thép cacbon theo tiêu chuẩn Việt Nam
Với thép cacbon kết cấu
Các loại thép cacbon kết cấu thông thường cán nóng dưới dạng thép thanh, băng, hình, định hình, tấm lá, băng rộng và thép lá cán nguội thường sử dụng mác thép như SS400, Q235, Q345B, CCT34, CCT38…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765- 75, các loại mác thép cacbon kết cấu thông thường được chia thành 3 nhóm theo công dụng và mác thép được sản xuất tương ứng như sau:
Nhóm A – đảm bảo tính chất cơ học (CT31; CT33; CT34; CT38; CT42; CT51; CT61)
Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học (BCT31; BCT33; BCT34; BCT38; BCT42; BCT51; BCT61)
Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học (CCT34; CCT38; CCT42 và CCT52)
Trong đó: Chữ B và C đứng đầu mác thép chỉ nhóm thép; thép nhóm A không cần ghi. Chữ CT là chữ viết tắt «thép cacbon thông thường». Chỉ số đứng sau chỉ giới hạn bền tối thiểu khi kéo tính bằng kG/mm2. Ví dụ: CT31, CT33, CT34, CT38.
Thông thường để biểu thị mức độ khử oxi của thép người ta thường thêm chữ in thường đứng sau chữ số chỉ độ bền khi kéo: s – thép sôi, n – thép nửa lặng, không ghi – thép lặng. Ví dụ: CT38s, CT38n, CT38, BCT38n, CCT38.
Theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3101 (1987), mác thép SS400, SS330, SS490,... là các loại mác thép cacbon được dùng nhiều trong lĩnh vực nhà xưởng, nhà tiền chế.
Trong đó: Hai chữ SS là viết tắt của Steel Structure (kết cấu thép), còn chỉ số phía sau (400, 330, 490,...) thể hiện độ bền kéo (đơn vị N/mm2).
Các mác thép SS400 này không có quy định nghiêm ngặt về thành phần của thép, chỉ cần trong thép có P <= 0,05%; S <= 0,05% để đảm bảo khả năng bền kéo
Bảng tra giới hạn chảy của thép cacbon theo tiêu chuẩn Nhật